Sức khỏe BLÓG

Trang tin tổng hợp các vấn đề sức khỏe, gia đình. Chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, tình yêu, giới tính dành cho tất cả mọi người

Phương pháp niềng răng không nhổ răng cho em bé

Quyết định nhổ răng, phục hình răng hay không trong điều trị niềng răng luôn là câu hỏi làm đau đầu các BS chuyên khoa niềng răng và là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.

Quyết định nhổ răng hay không nhổ răng trong việc điều trị niềng răng cho bệnh nhân hô vừa và nhẹ luôn là câu hỏi làm đau đầu các BS chuyên khoa niềng răng và là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân.

“Con tôi bị hô răng, nhưng khi BS niềng răng yêu cầu nhổ 4 răng đề điều trị cho bé thì tôi cảm thấy do dự.”

Ngoài những yếu tố như răng cần nhổ có thể là răng thật còn nguyên vẹn, thì điều quan trọng nhất là nhổ răng sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của bệnh nhân!

Vì vậy, trong quá trình cân nhắc có nên nhổ răng hay không, bác sĩ chỉnh nha niềng răng sẽ cần phải nghĩ đến và dự đoán được khuôn mặt của bệnh nhân sau khi kết thúc kế hoạch điều trị và sau 10, 20 năm sau đó nữa! Do đó đối với tất cả những trường hợp nhổ răng khi niềng răng đều nên được xem là những ca khó và cần nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch điều trị hơn là ca không nhổ răng.

Từ một độ tuổi còn rất nhỏ, khuôn mặt của một số trẻ em phát triển xuống dưới (theo chiều dọc) và cằm hơi lùi, răng chen chúc. Điều này dễ dẫn đến cảm nhận là trẻ bị hô hàm trên nên 1 vài BS sẽ quyết định nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên và kéo các răng cửa hàm trên ra sau để điều trị hô răng.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như: mở miệng, đẩy lưỡi… vì vậy BS chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ răng. Rõ ràng niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, nhưng nó có thể có một ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.


Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều ngang Khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều dọc.



Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng.

Ngoài ra, nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ. Các bậc cha mẹ đưa con em đi khám các vấn đề về chỉnh hình răng càng sớm càng tốt để được điều trị tốt nhất.

Điều trị chỉnh nha sớm có hiệu quả trong những tình huống nhất định. Một số vấn đề yêu cầu điều trị chỉnh hình răng sớm bao gồm:



Cắn ngược răng sau, răng trước.



Cung răng hẹp.



Răng mọc lệch lạc chen chúc nghiêm trọng



Răng cửa nhô ra quá mức.



Răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc.

Bạn cũng cần biết là hầu hết các trường hợp điều trị niềng răng không mắc cài là không nhổ răng. Đến thời điểm này, hơn 1,5 triệu bệnh nhân cả người lớn và trẻ em trên khắp thế giới đã và đang được điều trị niềng răng không mắc cài Invisalign. Do vậy những kinh nghiệm cũng như cải tiến dựa trên cơ sở dữ liệu này là đầy đủ và đáng tin cậy. Phương pháp này giúp bạn có nụ cười tự tin suốt thời gian điều trị và bạn sẽ nhận thấy răng đều hơn mỗi ngày. Thay khay 2 tuần một lần và răng sẽ di chuyển từng chút một cho đến khi đạt được nụ cười bạn ao ước. Bạn có thể tháo khay để thưởng thức các món ăn ưa thích cũng như chải răng và dùng chỉ nha khoa dễ dàng để bảo vệ răng và nướu. Sự kết hợp đặc tính trong suốt và tháo lắp của phương pháp này giúp bạn có được cảm giác thoải mái như không hề có khí cụ chỉnh nha trong miệng. Phương pháp này được chứng minh đã mang lại kết quả tốt trong nghiên cứu lâm sàng và điều trị niềng răng khắp thế giới. Những bệnh nhân với các kiểu răng lệch lạc khác nhau được điều trị rất ít khi phải nhổ răng.

Niềng răng không mắc cài có 2 loại là Invisalign (Mỹ) và Clear Aligner (Đức).

Xem thêm về niềng răng không mắc cài Invisalign tại đây

Điều trị niềng răng ở trẻ em cần được đánh giá bởi các BS chuyên khoa niềng răng, do có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Các BS chuyên khoa niềng răng là những người đã được học và nghiên cứu nhiều năm về sự tăng trưởng tự nhiên của trẻ em sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Mọi thắc mắc về niềng răng, xin liên hệ điện thoại tư vấn: 0908457745 – BS.Nguyễn Quang Tiến, nguyên BS ĐH Y Dược, đã được đào tạo sau đại học về chuyên khoa niềng răng Progressive khóa 2006 – 2010 tại Santa Ana – California và niềng răng mặt trong tại Paris năm 2005, niềng răng mặt trong STB tại ĐH HongKong 2010, niềng răng invisalign VIP 2010, cao học về niềng răng tại ĐH Muenster, Đức. C.V.

Xem thêm phương pháp tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA để biết thêm chi tiết!

Read More...

Chân răng của tôi có mủ – tôi phải làm sao?

Không hiểu sao mấy tháng nay chân răng tôi hay làm mủ mà không đau nhức, tôi có đi chụp X-quang và được BS cho thuốc về uống và kem về để thoa chân răng. Sau mấy tháng chữa trị tôi thấy chân răng vẫn còn làm mủ. Xin AloBacsi cho biết răng tôi bị gì? Tôi nên đi khám ở đâu để được chữa trị tốt nhất?

(Phan Anh – Hà Nội)



Bạn Phan Anh thân mến,

Răng có mủ thường do 2 nguyên nhân: bệnh nha chu và bệnh lý tủy răng.

Bệnh nha chu: Do bệnh nhân (BN) giữ vệ sinh răng miệng không tốt, không thường xuyên đi lấy cao răng nên dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu, tạo mủ ở nướu và ở chân răng.

Thường thì BN không đau nhưng răng có mủ và thường bị chảy máu nướu. Trong đợt viêm cấp răng sẽ bị đau. Nếu không điều trị đúng, dần dần sẽ bị tiêu xương ổ răng và dẫn đến mất răng.

Bệnh lý tủy răng: Do bị sâu răng, chấn thương… dẫn đến tủy hoại tử bán phần hay toàn phần nên tạo mủ.

Thường nếu mủ thoát ra được theo đường viền nướu hay đường ổ răng thì BN không thấy đau. Khi bệnh nặng hơn có thể gây sưng đau.

Trường hợp của bạn, BS đã chụp phim, cho uống thuốc và kem thoa thì có thể bạn chỉ bị nha chu viêm. Nhưng đối với nha chu viêm thì điều trị như thế chưa đủ. Bạn cần đến cơ sở nha khoa để được khám và điều trị tiếp.

Nha chu sẽ được điều trị theo trình tự sau:

- Bạn sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Lấy cao răng trên và dưới nướu
- Xử lý mặt gốc răng.

Có thể bạn phải đến nha sĩ khám 2-3 lần, sau đó là giai đoạn duy trì thì mỗi 3 hoặc 6 tháng phải đến kiểm tra định kỳ. Chúc bạn mau khỏe!

BS Chuyên khoa của AloBacsi
Xem thêm các phương pháp phục hình răng, tẩy trắng răng, làm răng sứ của nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Tư vấn chỉnh hình niềng răng các kiểu

Chỉnh nha niềng răng là một quá trình điều trị đòi hỏi chính xác và tỉ mỉ. Do đó, bác sĩ chỉnh hình cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết để lập kế hoạch điều trị và dự đoán được thời gian hoàn thành cũng như kết quả sau điều trị. Để làm được điều này cần phải có một qui trình điều trị hết sức tỉ mỉ và khoa học.
1. Thu thập một số thông tin cá nhân, các bệnh sử y khoa và bệnh sử răng miệng.
2. Lấy mẫu răng, chụp hình răng, chụp hình khuôn mặt

Sau khi thăm khám tình trạng tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành lấy mẫu, chụp hình răng, mặt để thu thập những thông tin cần thiết cho việc điều trị. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong chỉnh hình răng vì dựa vào mẫu hàm này, bác sĩ sẽ chọn khí cụ chỉnh hình răng thích hợp nhất với bệnh nhân.



Thăm khám, lấy mẫu là giai doạn quan trọng trong chỉnh hình răng
3 Chụp film Panorex, Cephalo (sọ nghiêng và mặt thẳng), xương bàn tay để dự báo tình trạng tăng trưởng và phát triển của hệ thống xương sọ mặt (ở trẻ em).

Tại sao phải chụp phim sọ nghiêng trong điều trị chỉnh hình răng:
Quan sát hệ thống sọ – mặt – răng
Nghiên cứu sự phát triển của hệ thống sọ – mặt – răng
Phân tích, chuẩn đoán, lập kế hoạch điều trị và tiên đoán kết quả chỉnh hình răng.
Phân tích quá trình điều trị chỉnh hình.
Phân tích quá trình tăng trưởng xương.
Phân tích sự tái phát và những thay đổi sau điều trị.


Phim Panorama toàn bộ hàm răng


Phim Cephalo sọ nghiêng


Phim Cephalo sọ thẳng


Chụp phim xương bàn tay trong chỉnh hình răng

Từ các dữ liệu này, bác sĩ phụ trách chỉnh hình răng sẽ thu thập thông tin cần thiết và kết hợp với phần mềm chỉnh hình răng giúp phát hiện và xác định thời điểm điều trị chỉnh nha sớm ở trẻ em nhằm hạn chế việc nhổ răng và phẫu thuật xương hàm trong trường hợp hệ thống xương sọ mặt đã qua giai đoạn phát triển.
Phân tích trên phần mềm chỉnh hình răng


Phân tích trên phần mềm chỉnh hình răng Orthovision

Những dữ liệu trên phần mềm chỉnh hình răng cho biết hướng và lực kéo thích hợp. Đặc biệt, kết hợp với việc chỉnh hình răng là tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt sao cho có kết quả hoàn hảo nhất cho bệnh nhân sau khi chỉnh nha.
Chọn phương pháp điều trị chỉnh hình phục hình răng

Sau khi phân tích trên lâm sàng, dựa vào kết quả này và mục tiêu cần đạt được sau khi chỉnh hình cho bệnh nhân, các phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn sao cho phù hợp nhất.
Tiến hành điêu trị chỉnh nha

Gắn thun tách kẽ là bước đầu tiên trong qui trình chỉnh hình răng. Thun tách kẽ có tác dụng tạo khe hở giữa răng cần gắn khâu và các răng kế cận.


Thun tách kẻ răng sử dụng tại nha khoa Denta


Khâu chỉnh hình răng sử dụng tại nha khoa Denta

Sau khi gắn khâu, có một số trường hợp cần phải nông cho hàm rộng ra, sau 3 hoặc 6 tháng mới gắn mắc cài chỉnh hình.


Ngàm nông rộng hàm




Gắn niềng chỉnh hình răng

Sau khi gắn mắc cài, khoảng 3 đến 6 tuần, mắc cài sẽ được điều chỉnh 1 lần để kéo răng về vị trí mong muốn.

Dưới đây là kết quả một số ca điều trị chỉnh hình răng tại nha khoa thẩm mỹ Denta:


Kết quả sau khi chỉnh hình răng của bệnh nhân. (Hình trước và sau khi điều trị)

Read More...

Những lưu ý khi chỉnh nha niềng răng cho người trưởng thành

Những câu hỏi thường gặp khi chỉnh nha, phục hình răng ở bệnh nhân trưởng thành (Phần 1)

Bệnh nhân trưởng thành có những đặc điểm và mối quan tâm rất khác so với bệnh nhân trẻ em, trong đó “vấn đề thẩm mỹ”, “thời gian”,”sợ đau”, và “nhổ răng” là những yếu tố quan tâm hàng đầu. Hãy cùng bác sĩ chỉnh nha của nha khoa thẩm mỹ Denta đi thẳng vào những vấn đề này nhé.

1) Có nhổ răng hay không?

Rất tiếc, đa phần là có nhổ răng. Nếu bạn nhìn vào gương, và tự cảm thấy nụ cười của mình có quá nhiều răng, hô ra trước quá nhiều, hoặc răng chen chúc “kinh khủng”, thì bạn nên nghĩ là có nhổ răng. Lý do khá đơn giản: thiếu chỗ để sắp xếp răng một cách đều đặn và để có nụ cười đẹp.

Nếu bạn không may mắn vì đã từng nhổ răng trước đó, thì khi chỉnh nha BS có thể sẽ tận dụng những khoảng trống đó để kéo răng, và bạn không cần phải trồng răng vào những vị trí này. Điều này thường áp dụng với các răng bên trong, và có thể với cả những cầu răng: BS sẽ tháo cầu răng cũ để tận dụng khoảng trống mất răng đó, thay vì phải nhổ thêm răng.

Răng số 6 bị mất trước khi chỉnh nha. Bác sĩ tại nha khoa Denta sẽ tận dụng khoảng trống này để lùi hàm hoặc sắp xếp răng đều và đóng lại khoảng trống. Bệnh nhân không phải trồng lại răng đã mất.

Nụ cười có “quá nhiều răng” sẽ làm bạn ngại không cười được tự nhiên. Bệnh nhân thường gặp bác sĩ và than phiền rằng “khi cười phải kiềm chế”! Trường hợp này thường phải nhổ răng để đạt được yêu cầu thẩm mỹ

2) Nhổ răng nào để chỉnh nha niềng răng, phuc hinh rang?

Khi đã quyết định “hi sinh” răng để chỉnh nha, điều đầu tiên dĩ nhiên là nên hạn chế càng nhổ ít răng càng tốt, chẳng hạn như chọn những chiếc răng đối xứng với răng đã mất (để hạn chế số răng cần nhổ).

Nếu bạn có “đầy đủ” 32 cái răng, thì yếu tố kế đến là những răng đã bị hư hỏng, bị vỡ lớn, bị sâu nhiều, bị mài làm răng sứ, bị chữa tủy, v.v…

Nếu bạn chăm sóc răng quá tốt, và không có chiếc răng nào bị hư hỏng, thì những răng ít sử dụng hoặc không có chức năng như răng số 8 (răng khôn) sẽ được chỉ định.

Răng số 8 mọc lệch

Hình: Răng số 8 (răng khôn) mọc lệch, vừa chiếm chỗ trên cung hàm mà lại không đóng góp gì cho chức năng ăn nhai, thậm chí gây ảnh hưởng đến răng bên cạnh (răng số 7). Chỉ định nhổ răng số 8 này vừa giúp tạo khoảng trống trên cung hàm để chỉnh nha, vừa loại bỏ nhiều nguy cơ do răng này gây ra.

3) Thời gian chỉnh nha khoảng bao lâu?


Đối với người trưởng thành, thời gian trung bình để chỉnh nha thường là từ 18-24 tháng để có một kết quả hoàn chỉnh.

Một số trường hợp đơn giản hoặc mong muốn một kế hoạch vừa phải, thời gian sẽ nhanh hơn, từ 9-12 tháng.

Nếu bạn nghĩ rằng vấn đề thời gian là phiền toái, bạn nên tìm hiểu về hệ thống Invisalign, vì mang khay Invisalign khá dễ chịu, không làm bạn nản chí với thời gian chỉnh nha kéo dài.

Bệnh nhân chỉnh nha ngày nay khó tính hơn, và gần như rất ít người hài lòng với một khớp cắn “chuẩn” mà nụ cười lại không đẹp. Vì vậy, bạn nên suy nghĩ kỹ là có thể mình sẽ muốn một kết quả hoàn chỉnh, đẹp và bền vững, mà như vậy thì cần phải có thời gian. Kèm theo tẩy trắng răng nhá!!!

4) Có thể làm răng sứ để nhanh hơn mà không cần phải chỉnh nha phục hình răng?
Mục đích của phục hình răng sứ là để thay thế cho phần răng thật bị mất đi, hoặc do phần răng thật đó không tốt (như nhiễm Tetracycline), chứ không phải là để đưa răng đến một vị trí tốt.

Nếu cố gắng thay đổi hình dạng răng nhằm đưa răng đến một vị trí tốt bằng cách làm răng sứ (chẳng hạn như răng mọc chen chúc), bạn sẽ cần phải mài nhiều răng thật, và nhiều khả năng phải lấy tủy răng.

Trong khi đó, nếu chỉnh nha, không những răng sẽ di chuyển, mà phần nướu và xương xung quanh răng cũng sẽ được “tạo hình” theo răng, nên kết quả sẽ tự nhiên, hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, để có một kết quả hài hòa và thẩm mỹ, đôi khi bệnh nhân cần điều trị kết hợp: chỉnh nha để di chuyển răng đến vị trí hợp lý, và làm răng sứ để khắc phục những khiếm khuyết của răng (như bể vỡ lớn, răng sậm màu, răng có hình dạng bất thường, v.v…). Nếu răng bạn đã đẹp, thì chỉ cần chỉnh nha và tẩy trắng răng là đủ để có một nụ cười đẹp.

5) Chỉnh nha có chắc là sẽ đẹp không?

Đây là một câu hỏi khó, vì mỗi người lại cảm nhận về “nét đẹp” một cách khác nhau. Tuy vậy, bác sĩ chỉnh nha giỏi luôn hiểu về những “đặc điểm” để tạo nên một nụ cười đẹp, cũng như tâm lý bệnh nhân. Quan trọng hơn, trước khi điều trị, bác sĩ cần phải tưởng tượng được kết quả sẽ như thế nào để thảo luận với bệnh nhân. Đối với Invisalign, bệnh nhân sẽ “cảm nhận” được phần nào kết quả vì được mô phỏng sơ bộ trên máy vi tính.

Trong một số ít trường hợp, suy nghĩ của bác sĩ sẽ khác với suy nghĩ của bệnh nhân, do vậy bệnh nhân sẽ không hài lòng với kết quả điều trị. Khi đó, bác sĩ sẽ thảo luận với bệnh nhân để thay đổi hướng điều trị, chẳng hạn như nhổ răng, hoặc cần thêm thời gian, hay phải dùng thêm công cụ hỗ trợ như mini Implant để kéo lùi, v.v…

Các bác sĩ chỉnh nha của nha khoa Denta thường không thể đưa ra một lời hứa “chắc chắn rằng sẽ đẹp”, mà sẽ hứa làm hết sức mình để điều trị đạt được kết quả tối đa cho bệnh nhân.

6) Mình thấy người khác đã chỉnh nha nhưng không đẹp. Tại sao vậy?

Chỉnh nha là một nghệ thuật, và “nét đẹp” sẽ phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người. Nếu bạn để ý kỹ, sẽ thấy mỗi bác sĩ chỉnh nha có một “phong cách riêng”, và kết quả cũng như kế hoạch điều trị thường sẽ giống nhau.

Vì vậy, bạn hãy nhìn vào những bệnh nhân của bác sĩ đó đã điều trị, là có thể hình dung được phần nào kết quả điều trị của mình.

Tham khảo hình ảnh và mẫu hàm những bệnh nhân của bác sĩ mà bạn đi tư vấn cũng có thể giúp bạn phần nào trong việc chọn lựa bác sĩ chỉnh nha phù hợp. Nhưng cũng đừng quên rằng hình ảnh thường được chụp “đẹp hơn thực tế” nhé!

Đối với điều trị chỉnh nha, điều quan trọng nhất là “kế hoạch điều trị”, nghĩa là ngay ở những giai đoạn đầu tiên là quan trọng nhất: nhổ răng hay không nhổ răng? Nhổ răng nào? Tại sao?… Nếu đi đúng hướng, bạn sẽ thấy kết quả nhanh chóng. Ngược lại, bạn sẽ tốt rất nhiều thời gian và công sức mà kết quả lại không như ý.

7) Mình đã đi tư vấn nhiều nơi, mỗi bác sĩ lại nói một kế hoạch khác nhau, làm mình hoang mang quá! Tại sao vậy?

Đây cũng là điều hết sức bình thường trong chỉnh nha. Vì vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần trước khi đi tư vấn nhiều nơi để không phải hoang mang, lo lắng.

Mỗi bác sĩ chỉnh nha có một cách nhìn khác nhau về thẩm mỹ, về quan điểm điều trị và cách điều trị nên sẽ có những kế hoạch rất khác nhau.

Thật ra, nếu bạn không quá chú ý nhiều đến kế hoạch điều trị, thì nơi nào làm bạn yên tâm thì bạn có thể điều trị tại nơi đó. Ngược lại, nếu bạn quan tâm đến kế hoạch điều trị, thì hãy “lắng nghe và suy nghĩ một cách logic” ở đâu có kế hoạch hợp lý thì bạn có thể “chọn mặt gửi vàng”.

Read More...

Những điều cần chú ý khi mẹ bị đau răng trong lúc mang thai

Bình thường răng tôi rất khỏe, nhưng từ khi mang thai tôi lại bị đau nhức răng, sâu răng. Mọi người nói sau này con tôi răng sẽ kém, dễ bị sâu.

ảnh minh họa

Xin bác sĩ cho biết có đúng không? Nguyên nhân do đâu khiến thai phụ dễ mắc bệnh sâu răng.

Phụ nữ mang thai chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho thai nhi. Thông thường, những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi này, nhưng ngược lại, những người thể chất kém, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng thì khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể sẽ sụt giảm đáng kể.

Khi thai nhi phát triển càng lớn khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn bình thường các tháng trước đó. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì khả năng thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng phát triển răng miệng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác. Do quá trình mang thai mẹ ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng,…

Do đó, khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu,… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng để được khám và tư vấn.

Tham khảo thêm các phương pháp tẩy tẩy trắng răng, cạo vôi răng của các trung tâm nha khoa thẩm mỹ nhé!!!

Read More...

Phương pháp niềng răng cho trẻ em như thế nào

Với trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng, các bậc cha mẹ nên đưa con mình đi khám sớm (trước độ tuổi 12-14) để được điều trị tốt.

Chỉnh nha niềng răng ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên cha mẹ trẻ khi quyết định niềng răng cho trẻ em cũng cần lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười sau này.

Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển và có nhiều thay đổi cả về thể chất và tâm lý. Từ nhỏ, khuôn mặt của một số trẻ em phát triển xuống dưới (theo chiều dọc) và cằm hơi lùi, răng chen chúc. Điều này dễ dẫn đến cảm nhận là trẻ bị hô hàm trên nên một vài bác sĩ sẽ quyết định nhổ 2 răng cối nhỏ hàm trên và kéo các răng cửa hàm trên ra sau để điều trị hô răng.


Niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng theo chiều dọc là do tư thế thói quen như: mở miệng, đẩy lưỡi… vì vậy bác sĩ chuyên khoa niềng răng sẽ chuyển đổi tăng trưởng theo chiều dọc sang chiều ngang bằng cách hướng dẫn trẻ em thay đổi các thói quen kết hợp với niềng răng mà không cần nhổ. Niềng răng theo đà tăng trưởng phải được bắt đầu từ sớm, vì nó có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt của trẻ sau này.


Bên phải: khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều dọc. Bên trái: khuôn mặt trẻ em phát triển theo chiều ngang.

Niềng răng thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng: nhiều trẻ em có vấn đề cần phải chỉnh hình răng ở độ tuổi còn nhỏ nên các bậc cha mẹ nên đưa con mình đi khám sớm (trước độ tuổi 12-14) để được điều trị tốt. Các nha sĩ chuyên chỉnh nha có thể thực hiện những điều trị can thiệp sớm ví dụ như: cho trẻ đeo các khí cụ giúp phát triển xương hàm, nên các răng vĩnh viễn sẽ có đủ khoảng trống để mọc lên, giảm thiểu tình trạng nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.


Việc điều trị chỉnh nha sớm sẽ có hiệu quả trong những tình huống nhất định.

Một số vấn đề yêu cầu điều trị phục hình răng sớm bao gồm: cắn ngược răng sau, răng trước; cung răng hẹp; răng mọc lệch lạc chen chúc nghiêm trọng; răng cửa nhô ra quá mức; răng vĩnh viễn mọc sai hướng, lệch lạc.

Điều trị niềng răng ở trẻ em cần được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa niềng răng, do có nhiều yếu tố tăng trưởng kết hợp nên việc niềng răng phải thuận theo đà tăng trưởng của trẻ em. Các bác sĩ chuyên khoa niềng răng là những người đã được học và nghiên cứu nhiều năm về sự tăng trưởng tự nhiên của trẻ em sẽ cho bạn những lời khuyên phù hợp.

Phụ trách điều trị niềng răng cho trẻ, bao gồm: bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, tốt nghiệp chương trình niềng răng Progressive khóa 2006 – 2010 tại Santa Ana – California và niềng răng mặt trong tại Paris năm 2005, niềng răng mặt trong STB tại Đại học HongKong 2010, niềng răng invisalign VIP 2010, cao học về niềng răng tại Đại học Muenster, Đức; Bác sĩ Võ Đặng Thanh Thủy, tu nghiệp tại Pháp; Bác sĩ Nguyễn Văn Trung.

Để thuận lợi cho trẻ em sắp xếp thời gian học trong khi niềng răng (thường kéo dài từ một đến 3 năm), các bác sĩ ở nha khoa thẩm mỹ niềng răng có làm việc vào buổi sáng thứ bảy và chủ nhật, cũng như buổi tối các ngày trong tuần.

Minh Thảo

Read More...

Bé bị sún răng – nên nhổ bỏ răng hay không?

Con tôi 3 tuổi, phát triển bình thường nhưng điều tôi băn khoăn là răng hàm trên của cháu bị sún đen và mòn gần hết. Xin hỏi vì sao cháu bị như vậy, có cần phải nhổ bỏ các răng đó không?



Chào bạn,
Sún răng là bệnh làm tiêu dần răng sữa của trẻ, những trẻ từ 1 – 3 tuổi hay mắc bệnh này. Thường thì răng cửa hàm trên hay bị sún. Bắt đầu là một chấm nâu rồi đen ở mặt ngoài, răng dần dần mủn và tiêu đi, không đau nhức, chỗ bị sún lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần sát nướu rất cứng và đen bóng.

Nguyên nhân sún răng chưa được biết rõ. Người ta cho rằng phần lớn do thiếu vitamin C hoặc những thành phần dinh dưỡng khác. Thường trẻ sún răng không kêu đau và chân răng còn lại có thể giữ như thế cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

Một điều yên tâm là bệnh sún răng không ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn. Vì vậy không cần nhổ bỏ, chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ, ngậm và súc miệng với nước muối loãng. Nếu nhổ răng sún sớm sau này răng vĩnh viễn mọc sẽ bị xô lệch khểnh hoặc vẩu răng.
Bạn cũng nên cho trẻ ăn đủ chất và bổ sung thêm nước trái cây hoặc vitamin C nữa nhé!

Tham khảo thêm các phương pháp cấy ghép răng implant, trám răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ Denta

Read More...

5 thực phẩm tốt cho người bệnh tim

Chuối, đậu nành, yến mạch, trà hay các loại rau xanh... là những thực phẩm rất tốt cho người bị nhồi máu cơ tim.

Những thực phẩm có hàm lượng natri cao có thể làm tăng huyết áp cũng như tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, các loại thức ăn làm từ thực vật, nhất là các loại hạt, ngũ cốc, đậu, trái cây và rau có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh tim. Dưới đây là năm loại thực phẩm mà người bị bệnh tim nên dùng.


Cải xoăn, trà, yến mạch... là những thực phẩm rất có lợi cho những người bị bệnh tim.

1. Chuối

Một quả chuối cung cấp 600mg kali, đây là một loại chất có tác dụng làm giảm huyết áp nên rất tốt cho người bệnh tim. Bên cạnh đó, chất xơ từ trái chuối rất tốt cho việc giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Bạn có thể ăn một quả chuối, xay sinh tố hoặc trộn salad... Các loại quả nhiều kali khác cũng có thể thay thế cho chuối như cam, quýt, dưa đỏ.

2. Protein từ đậu nành

Đậu nành chứa nhiều protein, khoáng chất, vitamin cũng như axit béo omega-3, đậu nành cũng nhiều chất xơ, ít chất béo nên đây là một thực phẩm thay thế tuyệt vời cho thịt đỏ. Những chất có trong đậu nành rất tốt cho việc giảm huyết áp, đường huyết và nhất là cholesterol.

3. Yến mạch

Không chỉ là loại ngũ cốc có tác dụng làm đẹp, với những người bị bệnh tim thì đây là một thực phẩm rất tuyệt vời cho sức khỏe của họ. Yến mạch giúp làm giảm cholesterol xấu, giảm lượng mỡ trong máu, cung cấp rất nhiều loại vitamin B và chất xơ. Bạn có thể tìm thấy nhiều chất thay thế hoặc bổ sung thêm cho yến mạch trong chế độ ăn uống của mình như các loại hạt, nho khô, trái cây sấy khô, quế hoặc táo.

4. Rau xanh

Ăn nhiều cải xoăn, rau dền, củ cải, cải xoong hoặc cải thìa sẽ giúp cho trái tim của bạn trở nên khỏe mạnh. Rau xanh cung cấp chất chống oxy hóa và canxi, giúp ngăn chặn sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Rau xanh còn là thực phẩm tuyệt vời cung cấp axit béo omega-3.

5. Trà

Trong trà có chất chống oxy hóa giúp bảo vệ động mạch và làm giảm huyết áp. Uống ít nhất hai tách trà mỗi ngày làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ lên đến 40%. Ngoài ra, chất flavonoid có trong trà và một số thực phẩm khác như táo, nho, hành... còn giúp chúng ta hạ thấp nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, theo lời các nhà nghiên cứu, mặc dù mang lại nhiều lợi ích trên, trà cũng không thể được dùng như một loại thuốc tim mạch. Uống trà hàng ngày cũng có thể giúp bạn giảm cân.

Khánh Hòa (Theo Epyk.com)

Read More...