Sức khỏe BLÓG

Trang tin tổng hợp các vấn đề sức khỏe, gia đình. Chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, tình yêu, giới tính dành cho tất cả mọi người

Giúp bé giảm đau khi mọc răng

Khi mọc răng trẻ khó chịu, lợi sưng, chảy rất nhiều nước dãi... Thật buồn khi phải nhìn trẻ đau đớn. Nhưng đã có nhiều cách giúp trẻ giảm thiểu sự đau đớn ấy.

Sau đây là 7 biện pháp phổ biến, để khắc phục hậu quả khiến trẻ bị đau khi mọc răng, thông qua kinh nghiệm trao đổi giữa các bà mẹ.

1- Xát nướu răng: Biện pháp này đơn giản nhưng rất hiệu quả. Trẻ sẽ cảm thấy dịu cơn đau khi lợi răng được cọ xát nhẹ nhàng. Chỉ cần nhẹ nhàng chà xát nướu của trẻ trong vài phút, vào thời điểm trẻ đang bị “ngứa” răng, với một ngón tay của người mẹ ( tất nhiên ngón tay phải rất sạch).


Ảnh: health.howstuffworks.com.

2- Dùng khăn lạnh: Trẻ khi mọc răng rất thích gặm nhấm vào các đồ vật lạnh. Một chiếc khăn ướp lạnh là một món đồ chơi dễ dàng, an toàn và hiệu quả nhất. Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.

3- Đồ chơi dành cho trẻ mọc răng. Là những chiếc vòng cao su và các món đồ chơi cho trẻ mọc răng, có đủ hình dạng và kích cỡ, có thể chịu sự nhai, cắn của trẻ. Mua về, nên đem ướp lạnh nhưng nên nhớ không được bỏ vào ngăn đá. Mẹ cũng có thể vắt nước vào núm vú cao su của bé và để cho bé thư giãn.

4- Thực phẩm lạnh: Một bà mẹ cho biết: trái dưa chuột ướp lạnh được con trẻ đang mọc răng ưa thích. Hoặc một bé trai khác lại ưa nhai một cành rau cần tây ướp lạnh... Vì thế thức ăn ướp lạnh rất thích hợp cho trẻ đang mọc răng, khi nó muốn nhai thức ăn cứng. Bất cứ thức gì như chuối, nho, bánh mì, táo và sữa chua ướp lạnh đều có tác dụng tốt. Nên nhớ để thức ăn lạnh trong túi nhỏ. để trẻ chỉ có thể nhai mà không thể nuốt từng miếng lớn.

5- Dùng bánh quy: Đối với một số trẻ không thích thức ăn lạnh, thì vẫn có một số thực phẩm không cần lạnh, để hỗ trợ cho trẻ. Bánh quy rất tốt cho trẻ đủ tuổi để nhai và ăn, khi đang mọc răng. Thậm chí người mẹ có thể tự làm bánh quy ngọt cho con ăn.

6- Dùng đồ chơi mọc răng: Hiện có những thứ được bán sẵn trên thị trường và thường có các chất Benzocain để làm tê nướu răng. Nhưng các chuyên gia không đồng ý về việc sử dụng chúng cho trẻ mọc răng, vì dùng nhiều có thể làm tê mặt sau và làm giảm phản xạ cổ họng của trẻ. Trong một số trường hợp hiếm gặp còn có thể gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, nhiều người chấp nhận chỉ sử dụng một cách chừng mực, tất nhiên phải được bác sĩ nhi khoa kiểm tra và khuyên dùng.

7- Dùng thuốc giảm đau. Theo một số bà mẹ, không có gì đáng lo nếu dùng một liều lượng nhỏ thuốc giảm đau của trẻ em như thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh (Tylenol hoặc Motrin), nếu thấy trẻ quá đau đớn vì mọc răng. Nhưng chắc chắn nhất là nên hỏi ý kiến các bác sĩ nhi khoa, khi muốn sử dụng acetaminophen hoặc bất kỳ thứ thuốc giảm đau nào cho trẻ khi bé đang mọc răng nhé.

Vũ Hào (theo moms.popsugar)
Tham khảo thêm các phương pháp cạo vôi răng, niềng răng, tẩy trắng răng, trám răng, làm răng sứ của trung tâm nha khoa thẩm mỹ DENTA

Read More...

Trẻ em mọc răng chậm, có nguy hiểm không?

Thấy bé hàng xóm kém con mình 3 tháng đã nhú 2 chiếc răng cửa trắng xinh, chị Thanh Loan sốt ruột nhìn con trai 9 tháng vẫn cười trơ lợi. Cho con uống toàn sữa ngoại xách tay, tỉ mẩn xay bột, thịt cá, rau vào mỗi bữa ăn đảm bảo chất dinh dưỡng, canxi theo tư vấn của bác sĩ, mỗi ngày chị Thanh Loan (Mai Động, Hà Nội) còn cẩn thận tắm nắng cho bé vào buổi sáng, thế nhưng 9 tháng bé nhà chị vẫn chưa mọc chiếc răng nào. Chị stress khi nhìn đứa con trai bụ bẫm, khỏe mạnh đến giờ vẫn “móm”.

Chị Lê Tú (Nguyễn Trãi, Hà Đông) cũng đứng ngồi không yên khi bé Bi nhà chị hơn 14 tháng mới mọc 3 răng. Hai răng hàm dưới nhú lên khi bé 10 tháng tuổi, cái còn lại mới mọc tháng trước. Cùng tháng với Bi, nhưng con bạn chị đã 16 răng, trong đó có 4 răng hàm. Nhìn con người ta răng lợi đầy đủ, chị Tú càng ngày càng sốt ruột, hết lên mạng tìm hiểu lại hỏi han những mẹ đi trước. Làm đủ mọi cách mà bé Bi vẫn chưa có dấu hiệu mọc thêm chiếc nào.



Trẻ mọc răng chậm là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh, tuy nhiên bác sĩ nha khoa cho biết nỗi lo đó thường là không cần thiết. Ảnh: Lê Anh.

Tiến sĩ Phạm Như Hải, Trưởng khoa răng Bệnh viện Việt Nam Cuba Hà Nội, cho hay cha mẹ không nên quá lo lắng vì con mọc răng chậm, không nên so sánh với các bé khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Thông thường răng sữa mọc trong thời gian từ 6 đến 30 tháng tuổi. Tuỳ từng trẻ mà bộ răng sữa mọc xong lúc 2-3 tuổi với đầy đủ 20 răng.

Răng của bé mọc theo nguyên tắc cộng 4: Khoảng tháng thứ 7 thì mọc răng cửa, tháng 11 mọc đủ 4 răng cửa; tháng 15 mọc đủ 8 răng cửa; tháng 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ; tháng 23 mọc thêm 4 răng nanh; tháng 27 mọc thêm 4 răng số 5. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tuổi, trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.

Có bé 4 tháng đã mọc răng, có bé lại muộn hơn tới 9-10 tháng. Đây là hiện tượng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Nếu gia đình vẫn chưa yên tâm thì có thể đưa các bé đi khám, chụp phim X-quang để xác định xem có vấn đề gì bất thường không.

Bác sĩ Hải cho biết thêm, trẻ bị thiếu canxi thường chậm mọc răng hơn các bé khác. Tuy nhiên, mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Có nhiều trẻ mới đẻ ra đã có răng, đây là quá trình sinh lý bình thường. Nếu 3 tháng đã mọc răng thì cũng không có gì phải lo lắng.

Đối với các bé mọc răng sớm, cha mẹ cần để ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến mệt mỏi chán ăn, vì vậy trong giai đoạn này không nên quá để ý đến cân nặng của trẻ.

Lê Anh
Xem thêm phương pháp tay trang rang, lam rang su, cao voi rang của trung thâm nha khoa tham my DENTA

Read More...