Sức khỏe BLÓG

Trang tin tổng hợp các vấn đề sức khỏe, gia đình. Chia sẻ kinh nghiệm cuộc sống, tình yêu, giới tính dành cho tất cả mọi người

Làm gì khi xương ổ răng bị tiêu

Em không biết có nên tìm cách phòng ngừa sớm để răng khỏi chết tủy. Liệu xương bị tiêu có thể tự phục hồi?


ảnh minh họa

Vấn đề sau một thời gian chỉnh nha em đi khám lại bằng máy chụp 4D, nha sĩ cho biết là xương ổ răng bị tiêu khá nhiều, em phân vân không biết có nên tìm cách phòng ngừa sớm để răng khỏi chết tủy. Em không biết xương có tự phục hồi được không, hay có phương pháp nào cấy ghép để bảo vệ răng?

Mến chào em Tuyen Pham,

Nguyên nhân gây viêm tủy thường là do sâu răng không chữa trị kịp thời, những vi khuẩn tồn tại ở trong miệng, xâm nhập tuỷ răng chủ yếu qua các lỗ sâu và gây viêm tủy. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử tủy (răng chết tủy).

Ngoài ra, còn do những nguyên nhân khác như mẻ răng, vỡ răng do chấn thương làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, viêm tủy do viêm quanh răng, mòn răng quá nhiều…

Do vậy, để phòng ngừa em cần phải vệ sinh răng miệng tốt để tránh sâu răng, khám răng định kỳ mỗi 6 tháng và khi có sâu răng cần chữa trị kịp thời.

Còn vấn đề tiêu xương thì xương không thể tự phục hồi được em à, em cần khám trực tiếp BS mới đánh giá được và sẽ tư vấn cụ thể cho em.

Xem thêm những phương pháp tay trang rang, nieng rang, lam rang su, cao voi rang, tram rang của nha khoa tham my HOA MỸ

Read More...

Chăm sóc răng miệng cho trẻ khi trẻ bị loét miệng

Từ một tháng nay, khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội mỗi ngày đều tiếp nhận 15-20 cháu bị chân, tay, miệng. Đáng chú ý trong số đó có những cháu bị bội nhiễm nha chu vì bố mẹ chăm sóc không đúng cách.

Chị Nguyễn Hoài Phương (Trung Kính, Cầu Giấy) có con gái bốn tuổi bị mắc bệnh chân, tay, miệng. Vì lo lắng khi thấy miệng con phồng rộp gây khó khăn trong việc ăn uống nên chị Phương đã dùng gạc để “cạo” rộp trắng cũng như vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, các vết phồng rộp không có dấu hiệu thuyên giảm mà lại càng gây đau đớn cho con. Kết quả cháu bị bội nhiễm nha chu.


PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Có nhiều trường hợp các cháu bị bội nhiễm nha chu do bị bố mẹ vệ sinh răng miệng theo kiểu thủ công. 10 cháu bị biến chứng nha chu thì chín cháu do mẹ lau mồm, cọ răng bằng gạc”.

Bệnh nha chu là bệnh lý viêm nhiễm mãn tính ở mô nướu và mô nâng đỡ của răng, do các vi khuẩn hiện diện trong mảng bám răng gây nên. Nha chu thường xảy ra sau đợt sốt, vừa giảm sốt thì đau miệng dữ dội. Khi trẻ cười có thể gây chảy máu, hai hàm răng sưng, đỏ tía.

Khi trẻ bị chân, tay, miệng, các nốt phỏng trong miệng khiến trẻ không thể ăn uống được. Vì thế, không ít bà mẹ nôn nóng tìm mọi cách can thiệp với mục đích các nốt phỏng nhanh chóng biến mất. Một số bà mẹ lấy khăn sữa, gạc để vệ sinh răng miệng cho trẻ mà không biết mình đang mang vi trùng vào miệng con. Hơn nữa nguy cơ chạm, vỡ các nốt phỏng càng tăng, làm vết loét thêm nặng gây bội nhiễm vi khuẩn, nấm vì niêm mạc miệng rất mỏng và dễ bị tổn thương. Tình trạng này dẫn khiến trẻ tiếp tục đau kéo dài, ăn uống sẽ càng kém đi.

Vì vậy các bậc phụ huynh nếu chăm sóc răng miệng cho con, thường xuyên uống nước là quan trọng. “Miệng có cơ chế làm sạch do nước bọt tiết ra liên tục, sát trùng. Các bà mẹ không nên lo lắng và cũng không phải làm gì hơn, cho con uống nước thường xuyên”, bác sĩ Dũng lưu ý.

Theo Nhân dân điện tử
Tags: Tay trang rang, Lam rang su, Chinh nha nieng rang, Nha khoa tham my

Read More...

Những phương pháp chữa đau răng hiệu quả

Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bị đau răng? Nếu chưa có thời gian đi khám bác sĩ, bạn có thể tìm thấy một số nguyên liệu trong nhà bếp để có thể chữa trị tạm thời cảm giác đau nhức răng.

Dưới đây là một số mẹo vặt giúp bạn giảm đau răng:

Nước đá

Đây là cách thức rất dễ dàng nhưng không mấy ai để ý mỗi khi có hiện tượng đau răng. Bạn hãy lấy khăn sạch dùng nước đá bỏ vào trong chiếc khăn đó. Bạn bọc đá lại, hơi đá bắt đầu tỏa ra và bạn bắt đầu xoa vào chỗ đau. Chỉ một chút thôi là bạn sẽ cảm thấy khu vực răng đang bị đau có phần hơi tê vì cảm giác lạnh. Sau đó cảm giác đau nhức dần dần giảm. Tuy nhiên, sau đó bạn vẫn nên đi khám bác sĩ.




Chườm nóng

Dùng băng gạc ấm và nóng để giảm cơn đau. Đầu tiền chườm khăn bọc đá lên trên má chỗ vùng răng bị đau trong khoảng một phút. Sau đó thay bằng chai nước ấm lên đúng vị trí đó. Lặp đi lặp lại một vài lần như vậy, cơn đau của bạn sẽ giảm đáng kể.

Chanh

Nước chanh được chứng minh là rất hiệu quả trong giảm đau răng. Nó sẽ massage cho răng và nướu. Ngoài ra, nước hành tây cũng có tác dụng như nước chanh, vì vậy, nếu bạn chịu được mùi của hành tây thì có thể dùng nước hành tây thay nước chanh cũng rất tốt.

Muối

Muối là gia vị rất hữu dụng trong trường hợp này. Bạn hãy cho nước ấm vào một cái ly và thêm vào đó 2 thìa muối và khuấy đều lên. Lúc này, nước muối có vị mặn nhất định và do muối có khả năng sát khuẩn nên khi bạn sử dụng nước muối để ngậm và xúc miệng thì các triệu chứng đau và nhức răng sẽ giảm đi. Bạn nên ngậm và xúc nước muối khoảng 30 giây, sau đó thì nhổ đi và lặp lại liên tục như vậy.

Gừng

Gừng có khả năng sát khuẩn, cũng làm giảm đi những triệu chứng viêm nhiễm, chữa trị cho các vết thương nhỏ, hoặc những vết đang sưng tấy. Vì vậy, gừng cũng có tác dụng khi chúng ta đang bị sâu răng. Đầu tiên bạn thái gừng thành những lá mỏng, sau đó cho lát gừng vào vị trí răng mà chúng ta đang bị đau, cắn thật chặt lại cho nước chảy và ngấm vào chỗ bị đau sẽ giúp cho chúng ta giảm đau nhức và giảm sưng.

Tỏi

Tỏi cũng có khả năng sát khuẩn. Bóc vỏ tỏi tươi rồi đập dập và cho thêm vào ít muối và trộn đều. Sau khi trộn đều phần muối ngấm vào tép tỏi và bạn dùng tép tỏi ngậm vào vị trí mà răng đang đau cũng sẽ làm giảm đi cảm giác khó chịu. Với tỏi trộn đều với muối bạn có thể dùng thêm ít nước dầm cho nước ở tép tỏi tiết ra nhiều hơn. Dùng bông gạc thấm nước tỏi, muối và chấm vào những chỗ răng đau, bạn có thể làm liên tục như vậy. Hoặc bạn có thể dùng những tép tỏi vào giữa những chỗ răng đang bị đau và cắn thật chặt lại để cho nước ép tỏi tứa ra và thấm đều vào những chỗ răng đau, giảm được tình trạng viêm sưng.

Hành tây

Nếu bạn nào chịu đựng được mùi vị của hành tây, thì có thể ép lấy phần nước ngậm vào chỗ đau hoặc thái lát mỏng và ngậm vào trong chỗ đau.

Những phương pháp đơn giản trên, bạn có thể tạm thời giảm được các cơn đau răng. Tuy nhiên, nếu có thời gian tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và phát hiện được nguyên nhân gì khiến cho răng của bạn bị đau, nhức... và có cách chữa trị hiệu quả.

Theo VnMedia
Tham khảo thêm các phương pháp tram rang, nieng rang, tay trang rang, lam rang su, cao voi rang của trung tâm nha khoa tham my Hoa Mỹ

Read More...

Chữa đau răng bằng hoa mộc

Cây hoa mộc là loại có dáng đẹp, hoa thơm có mùi hương quyến rũ. Cây hoa mộc được xem là loài hoa thanh lịch nên người ta thường trồng ở các vườn cảnh, trang trí nơi sân vườn, đặc biệt trong các đền chùa danh thắng cũng đều trồng hoa mộc.

Cây hoa mộc ưa ẩm, hơi chịu bóng, là loại cây thân gỗ nhỏ cao 2 – 3,5 m, phát triển nhiều cành, cành non dẹp và phồng lên tại các mấu. Lá hoa mộc nhỏ, có phiến thon, dài 5 – 12cm, rộng 2 – 4cm, dầy không lông, mép có răng nhọn nhỏ.

Hoa của cây hoa mộc ra rải rác quanh năm, nhưng chủ yếu là mùa thu, hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gần ngọn, có màu vàng thơm, đài có bốn răng, tràng có bốn cánh dày hơi liền nhau tại gốc, có hai nhị đối nhau, bầu có hai lá noãn cũng dính nhau phía gốc hoa. Quả hạch hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt, nhưng ít khi thấy quả hoa mộc.

Công dụng của cây hoa mộc cũng rất nhiều như hoa dùng để ướp trà uống rất thơm. Là loại cây giàu dược tính nên có thể sử dụng hoa, quả, rễ, vỏ thân của cây hoa mộc để làm thuốc chữa trị được nhiều bệnh.

Đông y cho rằng, hoa mộc có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn phá kết, hoá đàm, chữa đau răng, ho nhiều đờm, kinh bế, đau bụng. Còn quả hoa mộc có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng tán hàn, bình can, ích thận, chữa đau dạ dày do hư hàn. Rễ cây hoa mộc thì có vị ngọt, hơi chát, tính bình, tác dụng khử phong, chỉ thống, chữa phong tê thấp, đau gân cốt, đau lưng, thận hư, đau răng…



Nhiều tài liệu đông y khác cũng cho rằng, cây hoa mộc chữa được các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, ho, các bệnh răng miệng, hôi miệng, chữa bế kinh, đau bụng, làm thuốc dưỡng tóc, làm thơm tóc (hoa mộc nấu với dầu vừng làm dầu thơm) …

Quả cây hoa mộc được dùng làm thuốc trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Vỏ thân cây hoa mộc nấu lấy nước uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp. Rễ cây hoa mộc làm thuốc chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng.

Để tiện sử dụng, sau đây xin giới thiệu một số phương chữa bệnh từ cây hoa mộc để cùng tham khảo và áp dụng.
* Chữa hôi miệng, đau răng. Dùng 2 – 3g hoa mộc sắc hoặc ngâm với rượu, lấy nước thuốc ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
* Chữa viêm họng, ho nhiều đờm. Dùng 2 – 3g hoa mộc đem hãm hay ngâm rượu hoặc sắc rồi uống hay ngậm và khò họng, ngày dùng 2 – 3 lần.
* Chữa loét miệng. Lấy 3 – 5 hoa mộc, phơi khô trong râm, tán thành bột mịn rồi lấy bột này rắc vào nơi miệng loét ngày vài lần sẽ khỏi.
* Chữa đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh. Dùng quả mộc 10 – 12g sắc lấy nước thuốc uống trong ngày.
* Làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Lấy vỏ thân cây mộc sắc uống làm sáng mắt, tăng sắc đẹp, mỗi ngày dùng 10 – 12g.
* Chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Dùng rễ mộc tươi 25 – 50g, hoặc rễ khô 9 – 15g, tất cả sắc hoặc ngâm rượu uống.
* Chữa đau dạ dày. Lấy quả cây hoa mộc 6g, hương phụ 9g, cao lương khương 5g, tiểu hồi 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa đau răng. Rễ hoa mộc 9g, cúc hoa 15g, địa cốt bì 15g, tế tân 3g, sắc lấy nước ngậm và nuốt từ từ.

Hoặc: Hoa mộc 10g, vỏ cây đại 8g, lá nhãn 10g, lá lốt 8g, rượu trắng 150ml. Cho các vị thuốc vào rượu đun sôi kỹ, chắt lấy nước dùng bông chấm nước thuốc này đặt vào chỗ đau. Ngày 2 – 3 lần.
* Làm thuốc dưỡng tóc và thơm tóc. Dùng hoa mộc và dầu vừng nấu với nhau rồi dùng chải lên tóc.
* Chữa ho. Hoa mộc 5g, húng chanh 10g, cam thảo đất 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.
* Chữa bế kinh, đau bụng.

Hoa mộc 7g, luân kế 10g, ngải cứu 10g, ích mẫu 8g. Sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống liền 3 – 5 ngày.

* Chữa đau lưng. Rễ mộc 10g, cau trúc 15g, ngũ gia bì 8g, đỗ trọng 12g, cỏ xước 10g, rễ cây lá lốt 5g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, cần uống liền 5 – 7 thang.
Nguồn Nongnghiep.vn
Tham khảo các phương pháp tẩy trắng răng, trám răngchỉnh nha niềng răng, của trung tâm nha khoa tham my DENTA

Read More...